Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, sử dụng, bảo quản, vệ sinh Bàn Là Điện

Bàn là điện - thiết bị điện gia dụng phổ biến và cần thiết đối với mỗi gia đình. Chỉ với những thao tác đơn giản cùng chi phí không quá cao chúng ta sẽ có được những bộ quần áo phẳng phiu, ngăn nắp, sáng mới mỗi ngày.

Là thiết bị sử dụng điện hoạt động vậy bàn là điện cấu tạo như thế nào? nguyên lý hoạt động ra sao? sử dụng, vệ sinh, bảo quản làm sao đảm bảo đúng cách? Nếu bạn muốn tìm hiểu về những thông tin này hãy tham khảo bài viết dưới đây của Daiichi nhé.


1. Cấu tạo bàn là điện

Bàn là điện nói chung gồm có 3 bộ phận chính:
- Dây đốt nóng: được làm bằng hợp kim Niken – Crôm, chịu được nhiệt độ cao. 
- Vỏ bàn là: gồm đế và nắp. 
Đế: làm bằng gang hoặc hợp kim nhôn, được đánh bóng hoặc mạ Crôm. Các bàn là thế hệ mới hiện nay đế được làm bằng hợp kim nhôm.
Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm cứng bằng nhựa chịu nhiệt 
- Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ tự động của bàn là bằng rơle nhiệt RN đóng mở mạch điện cấp cho dây điện trở

Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của bàn là:
1. Nắp
2. Núm điều chỉnh nhiệt độ
3. Đế
4. Dây đốt nóng

Cấu tạo bộ điều chỉnh nhiệt độ gồm các bộ phận:
1. Cam
2. Con lăn bằng sứ
3. Tiếp điểm trên và dưới
4. Vít
5. Ốc
6. Vòng đệm sứ
7. Tấm tiếp điểm trên
8. Tấm tiếp điểm dưới
9. Tấm cách
10. Điện trở gia nhiệt
11. Mặt đề
12. Cặp kim loại kép

2. Nguyên lý hoạt động của bàn là điện

- Khi cho điện vào bàn là, dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt nóng toả nhiệt, làm nóng bàn là. 
- Khi nhiệt độ của bàn là đạt đến trị số quy định, rơle nhiệt mở tiếp điểm, cắt điện vào bàn là.
- Khi bàn là nguội đến mức quy định, tiếp điểm rơle nhiệt tự động đóng lại làm kín mạch điện, bàn là được
- Thời gian đóng mở của rơle nhiệt phụ thuộc vào việc điều chỉnh vị trí cam C. 

3. Tìm hiểu về bàn là hơi nước

- Chức năng: Tự tạo hơi nước phun vào vải, làm mịn và phẳng các nếp nhăn trên vải nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. 
- Cấu tạo: Khác với bàn là thông thường, nó có bộ phận tích nước, vòi phun và giá đỡ (với loại bàn là đứng)
- Sử dụng: Khi là, chỉ cần áp vòi phun vào mặt phẳng, phun hơi nước làm mềm vải xoá mọi nếp nhăn của quần áo. 
- Ưu điểm: Thời gian là nhanh gấp ba lần so với bàn là thông thường, không sợ bị cháy quần áo. Thích hợp với hầu hết các loại vải cao cấp như lụa, nhung, len, nỉ...

4. Sử dụng bàn là hơi nước

- Nước sử dụng cho bàn là phải là loại ít tạp chất để không bị đóng phèn, cặn trong bình. Tốt nhất là cho nước lọc vào bàn là. 
- Không cho bất cứ háo chất tạo mùi thơm nào vào bình chứa nước 
- Khi là hơi nước phun nhiều và mạnh nên phải thường xuyên thêm nước.
- Khi cho nước vào ngăn chứa, không để quá vạch chỉ định MAX, lau sạch nước bị tràn ra ngoài mặt bàn là.
- Để khi là không bị rỉ nước cần chú ý: lúc mới cắm điện, không nên vặn núm hơi ngay, hãy để ở mức 0 và đợi khoảng 3 đến 5 phút. Khi mặt bàn là nóng lên đủ để nước bốc hơi mới tăng dần lượng hơi thoát ra.
- Tuỳ vào chất liệu vải để sử dụng bàn là hợp lý. 
- Nhiệt độ quá thấp hơi nước khó thoát ra, nước có thể bị rò rỉ làm bẩn quần áo.
- Khi sử dụng xong, nên đổ hết nước còn thừa để tránh bị đóng cặn, lấy vải mềm lau sạch từ tay cầm cho đến đáy bàn là.
Bàn là điện DC-IR3G thương hiệu Daiichi uy tín

5. Cách vệ sinh bàn là và cách khử gỉ cho bàn là

*** Vệ sinh bàn là điện: 
- Đổ đầy nước vào bình chứa, sau đó để nút hơi nước ở số 0,
- Cắm điện vào ban la dien và vặn nút nhiệt ở mức nóng nhất đến khi rơle nhiệt cắt,
- Vặn dần núm hơi lên vị trí cao nhất,
- Xả hơi cho đến khi bình nước nóng trong bàn là cạn hết nước, cặn bám sẽ nhanh chóng biến mất.

*** Cách khử gỉ cho bàn là điện
- Sau khi bàn là nóng, dùng một mảnh vải ẩm là đi là lại nhiều lần trên mảnh vải để lau gỉ.
- Chờ cho bàn là nguội, bôi một ít kem đánh răng lên bề mặt, sau đó lau nhẹ bằng vải nhung hoặc vải thun sạch.
- Gấp một khăn ẩm sao cho nó lớn bằng mặt bàn là, rải đều lên trên một lớp bột cacbonatnatri, sau đó cắm điện, là nhiều lần lên khăn mặt ẩm cho đến khi nước bốc hơi hết. Chùi cho bột cacbonatnatri rơi hết thì gỉ sét cũng biến mất.
- Cho bàn là nóng lên, bôi một ít dấm hoặc bôi một ít dầu parafin, sau đó dùng vải chùi, chất bẩn sẽ bị chùi sạch.
- Không nên dùng giấy nhám hoặc dao để cạo gỉ, như vậy sẽ làm mất đi lớp mạ ở mặt bàn là, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bàn là.

6. Bảo quản bàn là hơi nước

- Khi dùng xong, lấy vải mềm lau sạch từ tay cầm cho đến đáy bàn là điện.
- Vệ sinh thật kĩ các khe ở đầu núm hơi để không bị cặn bám.
- Kiểm tra bình chứa nước trước khi cắm điện, tránh trường hợp nước tràn hoặc nứt, vỡ.
- Khi mặt bàn là bị gỉ, thực hiện khử gỉ cho bàn là như đã nêu ở trên.
- Tuyệt đối không dùng nước làm nguội bàn là.
- Kiểm tra dây và đầu phích cắm của bàn là trước khi sử dụng. Nếu ổ cắm bị ôxy hoá do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch bằng giấy nhám.
Nên sử dụng cầu chì riêng vì bàn là hơi nước công suất lớn có thể làm nổ ổ cắm và dẫn đến hỏng các thiết bị điện khác.

Hiểu rõ hơn về sản phẩm sẽ giúp bạn sử dụng an toàn, hiệu quả hơn. Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin và có nhu cầu mua bàn là điện. Hãy tham khảo sản phẩm của thương hiệu Daiichi uy tín. Chi tiết tại: 
http://daiichi.vn/ban-la-296-vn/

Xem thêm từ khóa: lò nướngmáy lọc nước, máy xay sinh tố, bình thủy điện, ấm siêu tốcnồi đa năng, nồi áp suất điện,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét